CƠ SỞ ĐÀO TẠO Y TẾ TOÀN DIỆN TERUMO MEDICAL PRANEX

🌱Ngày 10/11/2020 KOKORO MEDICAL hân hạnh được tập đoàn TERUMO đón tiếp tại cơ sở đào tạo y tế toàn diện TERUMO MEDICAL PRANEX.

🌱Buổi tham quan để lại khá nhiều ấn tượng sâu sắc về sự hoành tráng đầy tâm huyết cống hiến của tập đoàn.

🌱Qua các chia sẻ về chiến lược mục tiêu chung của KOKORO MEDICAL và TERUMO chúng tôi cảm thấy những điểm tương đồng cùng nhau hướng đến mục đích phục vụ cho cộng đồng xã hội.

🌱Mong y tế hai nước có nhiều sự kết nối mới và KOKORO MEDICAL có cơ hội mang lại những cái hay và ưu việt của y tế Nhật Bản đến với Việt nam.

🌸GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN TERUMO.

🌱Terumo được thành lập vào năm 1921, là một trong những công ty hàng đầu về công nghệ y học trên thế giới hiện nay .

🌱Có trụ sở tại Tokyo và hoạt động trên toàn cầu, Terumo có hơn 26,000 cộng sự trên toàn thế giới, cung cấp các giải pháp y tế sáng tạo tại hơn 160 quốc gia và khu vực.

🌱Khởi đầu là một nhà sản xuất nhiệt kế tại Nhật Bản, Terumo không ngừng đóng góp cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong suốt gần 100 năm qua.

🌱Hiện nay, danh mục đầu tư kinh doanh của Terumo khá rộng lớn, bao gồm từ can thiệp mạch máu và các giải pháp phẫu thuật tim mạch, truyền máu và công nghệ trị liệu tế bào, đến các sản phẩm y tế cần thiết cho thực hành lâm sàng hàng ngày.

🌸CƠ SỞ ĐÀO TẠO Y TẾ TOÀN DIỆN TERUMO MEDICAL PRANEX.

🌱Đây là một cơ sở đào tạo y tế toàn diện được thành lập với mục đích tạo ra môi trường thực tập y tế, trang thiết bị và không gian được mô phổng tương đương như môi trường bệnh viện thật. Tạo điều kiện giúp nhân viên y tế thực hành ứng dụng những công nghệ các sản phẩm mới trong y tế một cách thuần thục và an toàn.

🌱Kể từ khi mở cửa vào năm 2002, đã có tổng cộng hơn 150.000 chuyên gia y tế đến thăm.

🌸SƠ ĐỒ CƠ SỞ TERUMO MEDICAL PRANEX.

Gồm 6 khu :

  • 🌱Bênh Viện mô phỏng.

Từ ICU đến phòng mổ, phòng bệnhvà phòng nhân viên, các chức năng thực tế của bệnh viện đều được tái hiện một cách chân thực.

  • 🌱Phòng mô phỏng.

Trang bị các thiết bị đào tạo cơ bản về điều trị bằng ống thông tĩnh mạch. Nâng cao bằng cách sử dụng mô hình mạch máu chi tiết của não và tim v. v.v Cung cấp các khóa đào tạo giống như thật để học các kỹ thuật nâng cao tay nghề cho từng nhân viên y tế.

  • 🌱Phòng thí nghiệm, nghiên cứu ERGONOMICS.

Với mục tiêu sử dụng các thiết bị y tế một cách an toàn và tạo sự thoái mái nhất cho người sử dụng.TERUMO áp dụng các phương pháp kiểm chứng, phân tích dựa vào khoa học nghiên cứu con người để tạo ra các sản phẩm y tế phù hợp.

Tại các “Nhà mô hình mẩu”mô phỏng lại dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà như lọc máu màng bụng, điều dưỡng tại nhà và hướng dẫn dùng thuốc tại nhà . Đào tạo kỉ năng chăm sóc tại nhà, đồng thời nó cũng được sử dụng để giải quyết các vấn đề xảy ra khi chăm sóc tại nhà .

  • 🌱Phòng mổ / phòng đặt ống thông

Bao gồm có 6 phòng thực tập sự: 2 phòng chụp X-quang dung thuốc cản quang, 1 phòng nội soi và 3 phòng mổ.

Tại Phòng chụp X-quang trang bị cả màn hình thông tin và thiết bị tối tân nhất trong chụp cản quang mạch máu , thực hiên đào tạo sử dụng đặt ống thông trong thực tế.Ngoài ra, phòng mổ có thể dùng làm nơi tập luyện cho các nhân viên y tế, như có thể vận hành thực tế thiết bị tim phổi nhân tạo không thể thiếu trong quá trình phẫu thuật tim.

  • 🌱Phòng triển lãm

Tại đây trưng bày các sản phẩm mang tính triết lý và tầm nhìn của Terumo.

Các trang thiết bị y tế hiện đại dùng trong điều trị nội mạch, phẫu thuật tim, điều trị máu, … và các thiết bị y tế hỗ trợ chăm sóc hàng ngày trong bệnh viện được giới thiệu trong triển lãm tận dụng hết hình ảnh.Ngoài ra còn có góc “Lịch sử thiết bị y tế” nhìn lại lịch sử của bơm kim tiêm và nhiệt kế của TERUMO.

  • 🌱Phòng hội thảo

Trang bị nhiều không gian truyền thông có hệ thống AV và hệ thống liên lạc mới nhất, bao gồm một phòng đào tạo lớn có thể chứa tới 132 người, tổng cộng 6 phòng đào tạo và phòng hội thảo.

Có thể được sử dụng cho các sự kiện và cuộc họp khác nhau như chia sẻ công nghệ y tế mới, thuyết trình học thuật và các bài giảng về chăm sóc y tế và điều dưỡng.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌼HỌC GÌ TỪ KHÓ KHĂN VÀ CẢI TIẾN CỦA NHẬT TRONG SỬ DỤNG VÒNG ĐEO TAY NGƯỜI BỆNH

🌱Vòng tay người bệnh: dụng cụ hỗ trợ để xác định đúng người bệnh chứ  không khẳng định đó là đúng người bệnh.

Chắc hẳn tại bệnh viện anh chị đã sử dụng vòng đeo tay này có lẽ cũng gặp phải một số vấn đề như.

  • Người bệnh không muốn đeo hay từ chối đeo.
  • Bệnh nhân bị dị ứng với chất liệu.
  • Người bệnh còn lấy vòng của người khác đeo vào vì …sợ bị mắng, điều này vô cùng nguy hiểm. Vậy tại sao lại phát sinh ra những vấn đề như trên? Chúng ta thử nhìn nhận một vài khía cạnh sau và cùng suy ngẫm xem sao:
  • Nhân viên đã hiểu đúng về việc cần sử dụng vòng tay người bệnh chưa
  • Cách giải thích hướng dẫn với người bệnh đúng và phù hợp chưa
  • Vòng tay người bệnh có thực sự cần thiết hay đem lại hiệu quả cho công việc của nhân viên y tế chưa?
  •  Giải pháp cải tiến có đưa ra kịp thời trên kết quả nghiên cứu thực tế từ khó khăn khi thực thi áp dụng đeo vòng người bệnh chưa?
  •  Thông tin nào là cần thiết ghi trên vòng.vv..

Cùng xem trải nghiệm khó khăn, cải tiến của bv Nhật

Hai thời kỳ sử dụng vòng tay người bệnh.

🌱Thời kỳ 1: khi chưa phổ cập bệnh án điện tử, sử dụng vòng đeo tay tự viết tay, không có mã vạch

Những năm đầu sau tốt nghiệp viện mình đã sử dụng vòng đeo tay thủ công bằng việc dùng bút tự viết thông tin nên vòng

  • Họ và tên người bệnh
  • Ngày tháng năm sinh người bệnh
  • Giới tính, nhóm máu, khoa nhập viện

Đây là các thông số cần thiết, sẽ đeo sau khi nhập viện điều trị nội trú. Khi người bệnh được chụp chiếu hình ảnh, làm xét nghiệm hay làm các thủ tục hành chính, nhân viên y tế sẽ tiến hành xác nhận kiểm tra thêm thông qua vòng tay ngoài việc hỏi họ tên, ngày tháng năm sinh.  Thông tin trên vòng tay này còn giúp cung cấp thông tin khi nhân viên không rõ người bệnh hoặc người bệnh không tự nói được, mất trí nhớ, lẫn..Nói chung thời đó chuyện phải đối chiếu để định danh đúng người bệnh theo quy trình: hỏi tên tuổi và  xác nhận thông tin ở vòng đeo tay vẫn còn khá lỏng lẻo. Thời đó vòng tay đã được thiết kế sao cho khóa vòng sau khi lắp sẽ không tháo được. Màu khóa sẽ khác nhau để phân biệt người bệnh có bị truyền nhiễm, lưu ý gì không, hoặc có viện sẽ phân biệt theo nhóm máu. Vòng tay có các màu: đỏ, xanh, vàng, trắng  tuy nhiên chưa thống nhất trên tất cả các viện.

🌱Giai đoạn 2: phổ cập quản lý mọi thứ từ vật tư bằng mã vạch, in mã vạch trên vòng đeo tay

Truyền thông và cái mốc để thay đổi.

Mình và các đồng nghiệp khác luôn nhắc, nhớ và nói đó là cái mốc của sự thay đổi bằng quản lý mã vạch. Khởi đầu là các bằi đăng tin liên tục về các vụ nhầm người bệnh mà có lẽ trước đó đã có nhưng chưa bị truyền thông phân tích bình luận nhiều. Đầu tiên là vụ tin của một bệnh viện khá lớn mổ nhầm người bệnh. Từ đó, những ca nhầm người bệnh bắt đầu bị đưa lên “mổ xẻ” dưới con mắt “xét nét” của truyền thông và dư luận. Người ta thống kê những ca sai sót, nguyên nhân, lỗ hổng y tế..vân vân các vấn đề sai phạm.  Điều này đã làm cho nhà quản lý bệnh viện hay nhân viên y tế không thể làm ngơ. Cũng từ cột mốc này mà việc  Quản lý bằng mã vạch trong bệnh viện bắt đầu được áp dụng.  Có lẽ những bệnh viện tại Việt Nam đã/ đang sử dụng vòng tay quản lý bệnh nhân cũng đã hoặc đang trải qua những khó khăn này.

🌱Phổ cập bệnh án điện tử

Theo điều tra của bộ y tế Nhật 2017,có 1 con số đáng kinh ngạc về mức độ phủ sóng của bệnh án điện tử: trên 85% Bv trên 400 giường đã dùng bệnh án điện tử. Dù chưa có thống kê mới nhưng có thể nhận định ở thời điểm hiện tại 2020 thì chắc 100% bv trên 400 giường đã sử dụng bệnh án điện tử. Kèm theo đó là in mã vạch trên vòng đeo tay người bệnh, thêm vào đó các bv dùng bệnh án điện tử đều có thêm máy in để in

  • In vòng đeo tay người bệnh
  • In các mã vạch để dán nên mẫu bệnh phẩm và được link từ chỉ thị y lệnh
  • In các miếng dán cho thuốc truyền

Tự động hóa giúp tặng hiệu xuất giảm nhầm lẫn đến tối thiểu; ví dụ tại khoa lấy máu của khoa khám ngoại trú mỗi ngày lấy cả 1000 lần ở viện lớn: khi tự động hóa mẫu lấy máu được in và tự động chuẩn bị theo nội dung y lệnh có sẵn. Vì thế khi bệnh nhân tới làm thủ tục qua máy tự động sẽ tự động in và tự động dán bằng hệ thống tự động tránh những sai sót do nhầm lẫn của nhân viên khi thực hiện.

Sau khi đã được trải nghiệm làm việc tại nơi tiên tiến có dùng bệnh án điện tử, tiêu chuẩn chuyển việc của mình là sẽ chỉ chọn BV có sử dụng bệnh án điện tử. Ở BV sử dụng tích hợp quét mã vạch trên vòng người bệnh trên nhiều quy trình thì trong công việc hàng ngày nhân viên y tế bắt buộc phải đọc mã vạch trong quy trình được quy định cụ thể ví dụ:

Các bước cần làm khi truyền dịch hay truyền máu

  1. Quét  mã vạch số ID nhân viên y tế
  2. Quét mã vạch in trên vòng đeo tay
  3. Quét  mã vạch in trên chai dịch truyền. Với truyền máu còn có vài loại mã vạch để xác nhận về thời hạn sử dụng và thông tin về bịch máu giúp xác nhận an toàn trong quy trình thực hiện.
  4. Khi qua 3 công đoạn trên trên màn hình (hoặc máy tính, hoặc màn hình nhỏ cầm tay) sẽ hiện rõ y lệnh để có thể xác nhận lại trước khi thư thực hiện.

Nên có thể nói khi IT được áp dụng sâu vào công việc thì rất cần quét mã vạch trên vòng đeo tay. Ví dụ tại BV mình đã làm: máy đo nhiệt độ, huyết áp, đường huyết hay đo nồng độ oxi cũng tự động được ghi chép bào bệnh án nên cần quét mã vạch trước khi thực hiện.

Tại khoa khám bệnh chụp chiếu hay làm các xét nghiệm cũng cần quét mã vạch. Với người bệnh tự đi lại được thông thường để người bệnh tự đi xuống khoa khám bệnh chụp chiếu. Vì thế với kỹ thuật viên phòng chẩn đoán hình ảnh thì thủ tục quy trình là: Sau khi để bệnh nhân tự nói tên, ngày tháng năm sinh sẽ dùng máy quét mã vạch là cần thiết trong quy trình. May thay từ khi quản lý chặt chẽ vậy không còn nghe thấy truyền thông thông báo các vụ nhầm nghiêm trọng như trước kia. Khi có dịp vào các BV tuyến đầu (là nơi nghiêm ngặt chấp hành) sẽ nghe thấy các câu gần như thành câu cửa miệng và quen thuộc của NVYT như.

  1. Bác có thể nói họ tên và ngày tháng năm sinh để chúng tôi xác định đúng người không?
  2. Xin phép được quét mã vạch trên vòng đeo tay của bác
  3. Trước khi chụp chiếu: Bác được Bs, dd giải thích sẽ chụp bộ phận nào chưa? …chúng ta sẽ chuẩn bị cho việc chụp CT.
  4. Sau khi thay đồ bác để hết các tư trang vào trong tủ đựng, cầm theo chìa khóa và thẻ khám bệnh ID của bác vào phòng chụp. Tại đây sẽ xác nhận lại họ tên ngày tháng năm sinh và số thẻ ID (thẻ ID người bệnh tương ứng với mã vạch trên vòng tay) để tránh sai sót nhầm người.
  5. Tại nơi lấy máu: Dự tính sẽ lấy …ống máu nhờ bác cùng xem xem có nhầm tên bác không?( cùng nb xem họ tên, tuổi ghi trên ống lấy máu)

Hội thoại trong giao tiếp ứng xử về xác định đúng người bệnh chắc thành câu quen thuộc nhất. Tại viện có dán nhiều tờ rơi về xác định người bênh, kêu gọi người bệnh cộng tác đeo vòng khi nhập viện. Hay tại các khu khác có khám tầm soát 1 ngày thì ngay từ đầu đã đeo vòng và mỗi công đoạn đều có kiểm tra. Từ đó đối với người bệnh chuyện đeo vòng, có hỏi tên tuổi ngày tháng năm sinh là tiêu chuẩn,  thậm trí nhiều người bệnh chưa kịp hỏi,  mới ngồi xuống nghế đã tự nói luôn. Nâng cao dần nhận thức của người dân và người dân cũng hiểu phần nào “đẳng cấp của bệnh viện” qua các việc nhỏ như thế. Cải tiến từ những việc rất nhỏ của NVYT góp phần gây dựng thương hiệu BV, thương hiệu là cái “hiệu” được “thương” anh chị nhỉ.

🌱Đeo vòng khi nào? Cách giải thích với người bệnh ra sao để nhận được sự cộng tác?

Cá nhân mình chưa gặp trường hợp người bệnh từ chối .  Thông thường, các thông tin sẽ được in sẵn trên vòng . Nhân viên sẽ đem tới và giải thích cho người bệnh những phần họ còn  băng khoăn. Đặc biệt là trong môi trường bệnh viện, việc giải thích cho người bệnh hiểu và chấp hành là một việc hết sức khó khăn. Mình xin nêu một ví dụ về đoạn hội thoại của nhân viên y tế với một bệnh nhân lớn tuổi:

  • Trong quá trình nhập viện rất mong bác sẽ cộng tác đeo vòng tay này với mục địch giúp hỗ   trợ xác định đúng người trong mọi xét nghiệm, thủ thuật và kiểm tra và thủ tục hành chính.
  • Khi bác tiêm truyền, thuốc, chụp X-Quang làm thủ thuật, vào phòng phẫu thuật tất cả các thứ cần xác định chính xác đúng người. Ngoài hỏi tên, ngày tháng năm sinh, sẽ có quét mã vạch in trên vòng đeo tay này. Vì thế nó rất quan trọng và sẽ đeo suốt trong quá trình nhập viện.
  • Đây là vòng không thấm nước nên bác có thể tắm và không ảnh hưởng gì. Trường hợp vòng bị đứt, và bị tuột nhờ bác báo lại cho điều dưỡng hoặc nhân viên trong khoa để in vòng mới và đeo lại. Hoặc bác thấy bị dị ứng hay bất thường thì báo lại để cùng tìm giải pháp thay thế.
  • Trước khi đeo chúng ta cùng xác nhận lại thông tin trên vòng cùng đọc to: Nguyễn văn A, nam, 56 tuổi, nhóm máu o, sinh ngày … bác thấy có gì sai sót không.
  • Chọn tay hoặc chân để đeo tùy thuộc điều trị, chỉ để dưới 1,5 đốt ngón tay để không bị tuột vòng.
  • Trong thời gian nhập viện cháu là điều dưỡng phụ trách của bác nên có bất cứ việc gì thắc mắc khó khăn bác cứ kêu ạ.

Đó là thủ tục hành chính mình sử dụng suốt trong những năm qua và thấy rất thuận lợi. Theo mình ấn tượng giải thích ngay từ đầu khi đón bệnh nhân rất quan trọng. Tuân thủ quy định, quy trình là bảo vệ chính mình bớt rủi ro khi hành nghề.

🌱Quy định với trường hợp có lý do đặc biệt không đeo vòng: Có người bệnh dị ứng, phù tay hay da dễ bị tổn thương.  Bệnh nhân nhi khi tìm vòng sẽ thức giấc nên bố mẹ của trẻ từ chối. Khi đó thống nhất giải pháp trong khoa như: dán vòng nên thẻ tên người bệnh ở đầu giường, dán ở bàn ăn của NB hay dán cây truyền dịch và thông báo khi giao ban.

🌱Những khó khăn thời gian đầu mới triển khai tại Nhật ra sao?

Chắc hẳn thời gian 1-3 năm đầu nhiều bệnh viện  cũng gặp một số bất cập?

Cụ thể như thế nào ? viện anh chị có nghiên cứu, phân tích, báo cáo hay không?

🌱Đây là kết quả của 1 nghiên cứu tại Nhật, báo cáo năm 2012

Tại BV A, khoa nội, sau khi bệnh viện đưa vào sử dụng đeo vòng 3 năm vẫn còn thấy tình trạng bệnh nhân không đeo hay từ chối đeo và BV muốn hiểu rõ các vấn để, tiến hành nghiên cứu:

  1. Khảo sát với nhân viên ở 2 bộ phận: tất cả điều dưỡng tại khoa nội 32 dd, và nhân viên khoa chẩn đoán hình ảnh 15 kỹ thuật viên
  2. Khảo sát NB có đeo vòng không, thực hiện tại khoa nội và khoa chẩn đoán hình ảnh: tuần/lần, lặp lại 4 lần,  để tổng kết làm rõ % NB không đeo vòng tay

🌱Kết quả thu hồi được các số liệu sau

Đối với người bệnh trong 4 ngày điều tra kết quả trên 174 người bệnh

174 người bệnh chia 3 nhóm và đánh giá số người có đeo vòng và không đeo vòng.

Trên tổng thể có 66% NB đeo vòng, 34% không đeo vòng

Cụ thể hơn: nhóm NB nằm liệt giường 37% không đeo, nhóm cần hỗ trợ có 44% NB không đeo và nhóm tự do đi lại 19% không đeo vòng.

Với nhân viên y tế sẽ khảo sát qua hình thức lấy y kiến không đề tên

  1. Tại khoa 25 trên 32 dd trả lời về việc suy nghĩ vòng đeo tay có cần thiết không? 23 dd trả lời cần với lý do để nhận biết định danh chính xác người bệnh. 2 dd nói không cần vì đó không phải là phương tiện tuyệt đối để tránh nhầm nguời bệnh, phạm vi sử dụng ít: chỉ tuyệt đối dùng khi truyền dịch.
  2. Phòng chẩn đoán hình ảnh
  • Tất cả 15 nhân viên trả lời cần thiết đeo vòng tay để hỗ trợ xác định người bệnh
  • Đối với người bệnh không đeo vòng sẽ có trở ngại gì ?– không đọc được mã vạch, không đánh giá được người bệnh và bất an vì hầu như không biết mặt người bệnh.

3. Xử lý với người bệnh không đeo vòng, đứt vòng, mất vòng không đồng nhất và theo đánh giá của cá nhân.

4.  Ai là người cần sử dụng đến vòng đeo tay thì có nhiều câu trả lời như: tất cả nvyt cần, dd, kỹ thuật viên, bác sĩ, bộ phận hành chính.

Kết luận: Khi vận hành vòng tay người bệnh chưa làm rõ mục đích, tiêu chuẩn, cách thức vận hành chắc chắn sẽ gặp bất cập. Nhân viên chưa hiểu rõ dẫn tới đánh giá xử lý theo tiêu chuẩn cá nhân. Đánh giá lại sau khi đưa vào sử dụng, cải thiến lại quy trình tiêu chuẩn chưa được thực hiện và chính các nhân viên y tế chưa coi trọng tới việc cần thiết sử dụng dẫn tới việc giải thích với người bệnh chưa thấu đáo, xử lý nếu vòng bị tuột chưa thống nhất hay cả việc đánh giá đó là không cần thiết nhưng không đề xuất để có giải pháp thống nhất trong hệ thống bệnh viện.

Hi vọng các thông tin này giúp chúng ta có thêm thông tin để cải tiến tốt hơn.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN ( TÀI LIỆU Y TẾ VIỆT NAM)

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

  • Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
  • Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
  • Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Về việc ban hành tài liệu chuyên môn
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan”

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫnchẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan”.

Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT ( TÀI LIỆU Y TẾ VIỆT NAM)

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

  • Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
  • Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
  • Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Về việc ban hành tài liệu chuyên môn
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt”

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt”.

Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ (TÀI LIỆU Y TẾ VIỆT NAM)

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính ph
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành tài liệu chuyên môn
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú”

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú”.

Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú” đượcáp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cụctrưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc SởY tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc BộY tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

PHÁC ĐỒ NĂM 2020 ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY TẠI VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2020.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

  • Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
  • Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
  • Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Về việc ban hành tài liệu chuyên môn
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày”

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày”.

Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌱BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHẬT

Tháng 07/2020 và 08/2020 Kokoro Medical có dịp được chia sẻ online nói về tiêu chí B2.2 và tiêu chí C6.2 và đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp đang công tác trên toàn Việt Nam.

Chúng tôi đặc biệt chú ý tới 19 tiêu chí hướng đến người bệnh, 11 tiêu chí cải tiến chất lượng ví dụ kể ra một số tiêu chí:

🌱A4.1: Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị

🌱C6.2: Người bệnh được tư vấn, giáo dục sức khỏe khi điều trị và trước khi ra viện

🌱C6.3: Người bệnh được theo dõi, chăm sóc phù hợp với tình trạng bệnh và phân cấp chăm sóc.

🌱Và còn nhiều tiêu chí khác.

Nhận ra ở rất nhiều tiêu chí có một loại giấy tờ có thể coi như trung tâm gỡ rối, là sợi dây gắn kết giữa bác sĩ và người bệnh, điều dưỡng và người bênh, điều dưỡng với với bác sĩ và hữu ích giúp các nhân viên dễ làm việc tốt hơn phục vụ cho công tác điều trị nội trú. Nói như vậy đủ hiểu về tầm quan trọng của tờ giấy đó. Đó chính là BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ.
Tại Nhật bản 100% bệnh viện có bản BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI đây cũng là một mẫu mà nếu được chúng ta nên đưa vào sử dụng nhanh nhất có thể hoặc nếu bệnh viện bạn đã sử dụng nên tham khảo để cải tiến cho phù hợp.  

🌼Tại sao cần đến BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ?

  1. Giúp người bệnh hiểu mình sẽ làm gì, sau khi nhập viện kế hoạch điều trị như thế nào? Qua đó người bệnh cũng dễ dàng đồng thuận cũng như sẽ phối hợp ăn ý với các kế hoạch được đề ra. Giúp người bệnh hài lòng với dịch vụ y tế họ đang chọn lựa hoặc không còn phương án nào khác bắt buộc phải nhập viện điều trị.
  2. Giúp bác sĩ điều trị chính đưa ra ý kiến rõ ràng về phương pháp điều trị dự tính, truyền đạt chính xác được các nội dung dễ hiểu rõ ràng nhất tới các bác sĩ và nhân viên y tế khác – đồng đội đang tham gia vào quá trình điều trị cho người bệnh.
  3. Nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng sẽ vô cùng HAPPY khi có BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ. Điều dưỡng qua đó dễ lên kế hoạch chăm sóc, giải thích, giáo dục người bệnh và có thể hỗ trợ tốt hơn. Khi hiểu được kế hoạch điều trị của bác sĩ sẽ phối hợp ăn ý hơn tạo nên công tác điều trị y tế nhóm hoàn hảo hơn.

🌱Nếu hiểu là người bệnh thì bệnh 24 giờ còn chúng ta chỉ có làm việc theo ca khoảng 8 tiếng thì hồ sơ bệnh án tuy có rườm rà nhưng là công cụ “TRUYỀN THÔNG TIN” duy nhất để chúng ta hoàn thành công việc với rủi ro thấp nhất.

🌱Nếu bệnh viện anh chị đã có dùng BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ, thử xem ở Nhật có gì khác không. Đây là tiêu chuẩn cho 100% bệnh viện ở Nhật và nội dung như nhau tuy trình bày có khác nhưng đại ý có 10 mục. Sau khi nhập viện 24h bác sĩ sẽ điền 9 mục liên quan đến đánh giá tình trạng và kế hoạch dự tính, và điều dưỡng điền 1 mục – kế hoạch chăm sóc người bệnh . Bác sĩ cũng có giải thích, nhưng chốt lại điều dưỡng sẽ cầm bản này tới giải thích và để người bệnh ký tên sau đó copy; 1 bản lưu bệnh án còn 1 bản gửi bệnh nhân. Vì có mẫu sẵn nên nói chung các bác sĩ không mất thời gian để viết bản kế hoạch này.

🌼 Anh chị nghĩ sao về BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ này?

🌱Thử xem lại và so sánh với bệnh viện anh chị!

🌱Có gì khác không?

🌱Liệu có thể cải tiến được gì không?

🌱Phản biện lại thử xem có nên điều chỉnh gì để dễ sử dụng và tốt hơn nữa không?

🌼Sau khi Nhập viện kế hoạch điều trị thay đổi thì sao?

  • Tại Bệnh Viện Nhật thường xuyên tổ chức họp liên thông để truyền đạt thông tin. HỌP LIÊN THÔNG TRONG KHOA BỆNH VIỆN NHẬT sẽ đượctổ chức định kỳ. Thời gian thì tùy thuộc vào tính chất của khoa. Ví dụ các khoa ngoại thông thường tuần 1 lần khoảng 1 giờ, các khoa ít có sự thay đổi có thể tần suất họp ít hơn. Tại cuộc họp sẽ có sự tham gia của Bác sĩ (có thể đại diện 1-2 Bác sĩ), điều dưỡng làm ca đó sẽ tham gia tối đa, chuyên gia dinh dưỡng, hồi phục chức năng, nhân viên hành chính của khoa, dược sĩ và cả phòng công tác xã hội. Ở buổi họp này cụ thể sẽ thảo luận các vấn đề như.
  • Xác nhận lại kế hoạch điều trị
  • Đánh giá khó khăn của người bệnh
  • Lưu ý khi giáo dục, hướng dẫn
  • Hỗ trợ ra viện có hay không, cụ thể ra sao

    Qua buổi họp này giúp điều chỉnh lại các công việc liên quan đến điều trị và hỗ trợ điều trị cho người bệnh hợp lý nhất. Hoạt động này ví như luôn luôn lấy người bệnh làm trung tâm, bám sát xuyên suốt quá trình điều trị nội trú của người bệnh. Đây cũng là hình thức và giải pháp giúp team điều trị có chung mục tiêu, gắn chặn hơn và ngày càng làm việc hiệu quả hơn. Mình thấy nó thực sự bổ ích khi trực tiếp tham gia vào cuộc họp này.

🌼Tại các viện anh chị đang làm việc các khoa có hình thức HỌP LIÊN THÔNG TRONG KHOA không?

🌱Chúng ta cải tiến để “TỐT HƠN NGÀY HÔM QUA”, mỗi cá nhân ý thức cải tiến thì chắc chắn cuộc sống, công việc của chúng ta sẽ thay đổi. Cải tiến tưởng chừng là giúp người bệnh nhưng có lẽ là giúp chính chúng ta.

🌱MEDICAL sẽ cố gắng tiếp tục chọn lọc các biểu mẫu phù hợp, cả các tài liệu giáo dục người bệnh bổ ích để chia sẻ. Nhật bản nổi tiếng với truyện tranh. Các tài liệu giáo dục cũng đưa nhiều hình ảnh truyện tranh siêu “dễ thương”. Việc sử dụng các hình ảnh dễ thương này trong tài liệu hướng dẫn người bệnh rất nhẹ nhàng, giúp tinh thần họ được thoải mái mà vẫn đạt hiệu quả. Hình ảnh truyện tranh là một nét văn hóa đặc trưng của Nhật, trang WEB và tài liệu KOKORO MEDICAL biên tập có nét gì rất riêng, thậm trí còn đẹp và dễ hiểu hơn cả ở bệnh viện Nhật vì đã được chúng tôi chọn lọc và cải tiến. Rất hy vọng các tài liệu của KOKORO MEDICAL sẽ chạm đến trái tim của các nhân viên y tế và người bệnh của Việt Nam. Qua các tài liệu và hoạt động kết nối y tế muốn mang điều tốt đẹp của Y tế Nhật về ứng dụng ở Việt Nam.  

🌼Link để tải BẢN KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ:

🌼Mẫu Phiếu câu hỏi người bệnh hoặc phiếu điều tra thông tin khi nhập viện điều trị nội trú hãy vào link sau:

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN TẠI BỆNH VIỆN NHẬT ! Clinical Path

Nhật Bản đang dần hoàn thiện nhiều mặt trong y tế từ ứng dụng trí tuệ Nhân tạo trong chẩn đoán. Mình sẽ thảo luận ở một bài khác. Hôm nay mình xin phép chia sẻ một thông tin về phác đồ điều trị bệnh được áp dụng rộng trên toàn nước Nhật.

🌼Phác đồ điều trị và bệnh án điện tử:

🌱Đó là phác đồ dùng chung cho toàn bộ nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, hồi phục chức năng…) trên bệnh án tạo nên cách làm việc y tế nhóm khi điều trị cho bệnh nhân. Phác đồ mình đề cập đến đó là một tiêu chuẩn và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho nhân viên y tế. Ví dụ như bác sĩ nhìn vào biết ngay được cần viết những y lệnh nào, dược sĩ hay điều dưỡng đã hoàn thành những gì và ngược lại làm giảm bớt liên lạc không cần thiết giảm nhẹ công việc cho các nơi liên quan.

🌱Hồi mình mới tốt nghiệp ở nhật những năm 2000, bệnh án điện tử mới bắt đầu rục rịch, và phác đồ điều trị mới được xây dựng. Mình cũng có nằm trong ban phát triển để làm nhiều phác đồ điều trị, nên có đôi chút kinh nghệm. Hiện nay có tới trên 2000 mẫu đã được hoàn thiện. Và mức độ phổ cập bệnh án điện tử nên mọi việc đã đơn giản hơn rất nhiều.

🌼Một mẫu phác đồ cụ thể mà mình có thể chia sẻ:

🌱Hôm nay mình chia sẻ cụ thể về phác đồ điều trị dùng chung về phẫu thuật ung thư dạ dày tại bệnh viện Nhật.

🌱Các phác đồ đó bao gồm những bản sau :

– Một bản dành cho nhân viên y tế (Bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ… dùng chung). Theo kiểu check list dành để đánh giá các công việc cụ thể cần làm.
– Một bản dành cho người bệnh


🌱 Bản dùng cho bác sĩ:

  • Trước nhập Viện bác sĩ phụ trách người bệnh đó quyết định về việc có thể sử dụng được phác đồ điều trị hay không. Thông thường 90% bệnh nhân sẽ áp dụng được hoàn toàn, 10% sẽ có thể áp dụng được 1 phần ( ví dụ có rủi ro xảy ra, có nhiều bệnh nền…)
  • Hệ thống bệnh án điện tử sẽ tự động link đến tất cả các mẫu y lệnh bác sĩ cần viết y lệnh.
  • Nếu không dùng bệnh án điện tử thì nhân viên hành chính hoặc điều dưỡng sẽ đưa tới bác sĩ một tập hồ sơ bao gồm mọi y lệnh giúp bác sĩ không mất nhiều thời gian và không bỏ sót y lệnh cần thiết.

🌱Bản dành cho bệnh nhân:

  • hữu ích vì giúp bệnh nhân biết rõ mọi thông tin từ, tên BS, điều dưỡng, dược sĩ phụ trách và mọi hoạt động liên quan đến phẫu thuật, kiểm tra, truyền dịch, nội dung giải thích, ăn, tắm…mọi sinh hoạt trong quá trình từ khi nhập viện đến khi ra viện.
  • Người bệnh cũng được nghe giải thích, ký tên vào đó và giữ lại một bản để tiện thực hiện. Đối với một số bệnh viện có truyền đạt thông tin và bệnh nhân có thể xem được nội dung truyền dịch, ăn, lịch và kết quả xét nghiệm ngay trên màn hình ti vi ở phòng bệnh, khi đăng nhập ID cá nhân.
  • Đây là bản mẫu mình có làm và thêm chút để dễ hiểu hơn cả bản gốc đang dùng tại bệnh viện Nhật.

🌼 Mong trong tương lai sẽ góp phần truyền tải dần những cái hay về Việt Nam để giúp các Chiến sĩ áo trắng có thêm chút thời gian xả hơi, và dành cho bệnh nhân theo tâm nguyện của nghề y mà tất cả chúng ta đang theo đuổi.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

🌼LẤY Ý KIẾN TỪ NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN NHẬT BẢN

🌼Lấy ý kiến đóng góp, một việc rất quan trọng và cần thiết:

 🌱Tại các bệnh viện ở Nhật thực hiện lấy ý kiến người bệnh được thực hiện khá phổ biến. Qua đó có thông tin giúp cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng đồng nghĩa giúp nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh.Tiếng Nhật là một ngôn ngữ đặc biệt, tinh tế thể hiện thái độ tôn kính rất rõ trong văn phạm và trong cách dùng từ. Tiếng Nhật là một ngôn ngữ có thể đưa đẩy câu chuyện một cách tài tình theo đúng bối cảnh xảy ra sự việc. Đặc biệt có thể thay từ trắng sang đen giúp người phát ngôn có thể biến hóa câu chuyện tài tình có lợi cho họ. Ví dụ như đầu tiên định nói “Sếp là người thích phô diễn” nhưng nói xong đến nửa câu thấy tình hình bất lợi có thể thêm phần động từ sau đó kiểu gì cũng được như mà không hề mất tự nhiên. Ví dụ thêm vào: Các nhân viên đều nói vậy, trước đây em nghĩ vậy…thêm vào sau đó để thay đổi câu chuyện. Hiểu điều này cũng sẽ hiểu thêm về người. Văn phong sử dụng trong các tài liệu bệnh viện có vẻ rất nhẹ. Từ ngữ biểu hiện cũng vậy, nên trong bệnh viện có rất nhiều thảo luận cách dùng từ đối với người bệnh.

🌱Có rất nhiều bệnh viện tiến hành lấy thăm dò ý kiến hỏi người bệnh muốn được gọi như thế nào. Cụ thể như thoải mái nhất khi được gọi là: bệnh nhân, người bệnh, khách hàng, quý khách hàng. Sau những thăm dò ý kiến thì kết quả cũng được đăng tải và nhiều bệnh viện cũng chuyển đổi cách gọi. Nhìn chung hiện nay đối với nhập viện nội trú “người bệnh” được dung nhiều tạo sự thân thiện. Khi sinh hoạt thời gian dài trong bệnh viện nếu gọi là khách hàng, quý bệnh nhân nghe khách sáo lịch sự quá. Nhưng với khu vực khám ngoại trú, quầy tiếp đón hay các bộ phận liên lạc sẽ sử dụng từ lịch sự hơn từ người bệnh tầm “quý người bệnh”. Còn đối với phòng khám nhất là phòng khám dịch vụ thì rất nhiều nơi sử dụng “khách hàng, quý khách hàng” giống như các ngành dịch vụ khác và cả trong giao tiếp và trên văn bản.

🌱Với mình trong thời gian làm tại một tập đoàn y tế chạy thận nhân tạo cho người khỏe mạnh, nơi đây là lúc trải nghiệm nhiều nhất về cải tiến chất lượng cũng như dịch vụ với người bệnh. Tập đoàn này tiên phong trong lĩnh vực chạy thận cho bệnh nhân khỏe mạnh sống vừa làm việc vừa điều trị. Khi mắc bệnh cấp tính, cấp cứu là lúc người bệnh nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ quan hệ chỉ thị trên dưới, thời kỳ mãn tính thì người bệnh cần tự lập và quan hệ không ở mức độ trên dưới. Chạy thận thì lại đặc thù hơn là tần suất gặp 3-4 lần /tuần nên ở cơ sở cũ của mình coi nguời bệnh này không phải là khách hàng mà họ được xem như những người sử dụng dịch vụ thường xuyên kiểu như là thành viên của một phòng tập thể hình vậy.

🌱Mình đảm nhiệm xử lý các ý kiến đóng góp hay là những phản hồi của bệnh nhân, bản thân mình được tin tưởng trao nhiệm vụ  là trưởng nhóm “cải tiến” chất lượng và nâng cao dịch vụ người bệnh. Mỗi cải tiến nhỏ nhưng rất thực tế và được áp dụng ngay sau mỗi tuần họp bàn, nhân viên thấy ngay hiệu quả và thuận lợi là nhiều bạn trẻ nên tiếp thu cũng rất nhanh. Ban cải tiến phải được hiểu là phòng ban “gỡ rối” cho anh em, lược bỏ những quy trình không cần thiết, xúc tiến và áp dụng những cái mới vào cho phù hợp làm công việc của mọi nhóm hiệu quả hơn.

🌼Cách thức lấy ý kiến được thực hiện như thế nào:

🌱Cụ thể về lấy ý kiến người bệnh đánh giá mức hài lòng trong quá trình nhập viện, nhiều bệnh viện ngày ra viện sẽ đưa bệnh nhân 2 tờ giấy và nhờ tích vào mục tương ứng để lấy ý kiến đánh giá “sự hài lòng” trong nhập viện. Nơi làm cũ của mình có kết hợp cả 2 hình thức, in ra văn bản và làm trên ipad.

🌱Đây là nội dung ví dụ cho bản lấy ý kiến đánh giá sự hài long khi điều trị nội trú ở một số bệnh viện. Có khoảng 15 câu hỏi cụ thể với nội dung như sau:

  1. Giới tính. Độ tuổi (dưới 20, 20~, 30~, 40~, 50~,60~,70~,80~)
  2. Đã nhập viện ở khoa nào (nôi, ngoại, tim mạch …)
  3. Đây là lần nhập viện thứ mấy (đầu, thứ hai, trên 3 lần)
  4. Đánh giá về điều dưỡng (thái độ làm việc, có giúp đỡ lắng nghe, cách giải thích hỗ trợ khi có kiểm tra xét nghiệm đủ dễ hiểu chưa, khi bạn bấm nút gọi điều dưỡng có phản ứng ngay không)
  5. Đánh giá về bác sĩ (thái độ của bác sĩ có lịch sự không, có giúp đỡ lắng nghe không,cách giải thích về kiểm tra điều trị có dễ hiểu không)
  6. Đánh giá về các nhân viên y tế và từ trang phục cử chỉ hành động của nhân viên: (nhân viên hành chính, kỹ thuật viên, dược sĩ, nhân viên chăm sóc, chuyên viên hồi phục chức năng)
  7. Đánh giá về phòng bệnh (độ sạch sẽ, ồn ào không, di chuyển an toàn, nhiệt độ phòng phù hợp không)
  8. Các việc cụ thể khi nhập viện thế nào (nhờ hỗ trợ khi vệ sinh, khi có lo lắng muốn hỏi, trước thủ thuật có giải thích kỹ không, khi thay thuốc hay dùng thuốc mới có giải thích không, nhân viên có cố gắng bảo vệ sự riêng tư của người bệnh không)
  9. Đánh giá về các vấn đề hỗ trợ xung quanh bệnh viện(ví dụ như cửa hàng nhu yếu phẩm, bãi đậu xe, thư viện….)
  10. Xuất ăn trong viện thế nào.

🌼Các mục trên tính theo 4 cấp độ hài lòng

11.Nếu chẩm điểm theo thang điểm 100 thì sẽ chấm viện đạt bao nhiêu điểm.

12.Đánh giá mức độ hài lòng trong quá trình nhập viện theo 5 cấp độ

13.Có muốn giới thiệu tới bạn bè gia đình để họ có thể nhập viện không, 5 cấp độ

14.Đã xem trang WEB của bệnh viện không?

15.Các ý kiến hay có những yêu cầu đối với viện nếu có (để người bệnh ghi tự do)

🌱Vài điều khi thực hiện lấy ý kiến.

-Cố gắng để người bệnh tự ghi.

-Cân nhắc chỉnh sửa theo đối tượng (cỡ chữ, khổ giấy, nội dung phù hợp với thực tế không…). Cần làm được lấy ý kiến để bệnh nhân tự điền được.

-Điều dưỡng phụ trách hỗ trợ thực hiện. Lưu ý với các điều dưỡng có thể lấy ý kiến trong 1-2 ngày trước khi ra viện, để điều dưỡng tự điều chỉnh nhờ người bệnh tích vào.

 Nói về kinh nghiệm thực tế khi mình giúp điền thường mình sẽ cố gắng lồng ghép nó như một đoạn hội thoại. Việc đọc nguyên văn như “hỏi cung” người bệnh khó trả lời và kết quả không chính xác. Cho dù đôi khi cũng thấy việc này thêm việc, đã bận thì chớ “rườm ra quá” nhưng mình cố gắng coi đó là cơ hội trò chuyện với người bệnh, chút thời gian để hiểu họ.

Để mở màn giải thích lý do muốn lấy ý kiến để làm gì mình hay nói.

-Bác biết bệnh viện A không a? Dân ở khu vực TOKYO ai mà cũng biết bệnh viện này và ngưỡng mộ được nhập viện ở đó. A là bệnh viện hang đầu về dịch vụ khách hàng ở Nhật. Nơi đầu não triển khai đánh giá chỉ số QI: Quality Indicator tại bệnh viện.

-Chỗ đó nghe nói tốt lắm.

-Vâng về chuyên môn thì không đề cập nhưng viện đó là nơi dẫn đầu về dịch vụ người bệnh đó ạ. Để duy trì dịch vụ tốt như thế Seroka luôn duy trì lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người bệnh và liên tục cải tiến. Vì thế chính người bệnh đã giúp viện đó duy trì được dịch vụ tốt. Đóng góp bằng cách trả lời trung thực về dịch vụ, mỗi việc nhỏ xíu thế mà ý nghĩa lớn lắm ạ.

– Thế à.

-Viện mình cũng muốn nâng cao dịch vụ nên từ năm nay sẽ thực hiện lấy ý kiến hỏi về quá trình nhập viện. Bác có thể thẳng thắn trả lời giúp được không ạ?

Mắt bác kém để con giúp bác điền nha.

🌱Thường với sự dẫn chứng như thế người bệnh rất cộng tác. Đó là tâm lý “có trách nhiệm” đóng góp để dịch vụ ngày một tốt hơn, và lỡ may lần tới nhập viện nếu cải thiện thì thật tốt.

🌱Vài thông tin về dịch vụ y tế nâng cao dịch vụ y tế tại Nhật. Rất mong những chia sẻ nhỏ này sẽ giúp ích cho các anh em. Kokoro Medical mong muốn nhất là “cải tiến” đặc biệt là hướng tới giáo dục người bệnh ngày một tự lập, giúp cải tiến là giúp chúng ta nhàn hơn trong thời gian tới, giúp thế hệ đi sau chúng ta sẽ tốt hơn.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

KIỆN TỤNG TRONG Y TẾ LÀ ĐIỀU KHÓ TRÁNH KHỎI

 Hôm nay Kokoro Medical xin được phép chia sẻ cụ thể vụ kiện liên quan đến lĩnh vực sản khoa và kết quả vụ kiện của bạn mình đã viết trước đây.

🌼 Khoa nào có tỷ lệ bị kiện cao?

🌱Một trong những khoa có tỉ lệ kiện cao nhất trong bệnh viện là khoa sản. Tại Nhật, tỉ lệ sinh của phụ nữ theo thống kê 2018: Một đời một người phụ nữ sinh khoảng 1,42 -mức thấp trên thế giới trong những năm gần đây. Theo thống kê thì trên 1000 ca thì có khoảng 0,9 ca trẻ tử vong và cứ 100,000 ca thì có 5 ca xảy ra rủi ro đối với sản phụ. Trong khi đó, trung bình trên thế giới con số này là 216. Điều này có nghĩa là ở Nhật rất an toàn cho mẹ và bé. Đặc biệt là tại Nhật, sinh thường sẽ không được áp dụng bảo hiểm bởi họ không coi đây là bệnh mà chỉ là một hoạt động sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp có tác động như hút thai hỗ trợ, mổ… thì phần đó sẽ được sử dụng bảo hiểm, và mức trả cho sinh thường, sinh mổ, sinh có can thiệp thì chi phí tương đương nhau.

🌱Trường hợp sản phụ nhập viện được chỉ định cho sinh thường, trong quá trình theo dõi thấy dấu hiệu không ổn nên chuyển qua sinh mổ, nhưng vẫn để lại di chứng cho em bé thì phán đoán này được xét lại là xử lý chậm hay không? Và gia đình sản phụ có thể kiện trong trường hợp này hay không? Tại Nhật có luật “Bảo hộ trẻ em”,  theo như luật này thì nếu do lỗi phía bệnh viện mà em bé phải mang di chứng nào đó thì bệnh viện sẽ phải chi trả phí nuôi dưỡng bé cho tới năm em 20 tuổi với tổng con số lên tới khoảng trên 6 tỉ đồng. Do đó gần như 100% các nhân viên y tế làm tại khoa sản đều mua bảo hiểm để bảo hộ cho chính mình.

🌼Sau đây mình xin kể về một vụ kiện đã xảy ra cách đây khoảng 15 năm trước của một phòng sản tại Osaka:

🌱 Sản phụ có thai từ khoảng ngày 25 tháng 3, tiến hành khám thai tại phòng khám và trong quá trình mang thai không có vấn đề gì.

🌱 4:50 – Ngày 19 tháng 11, sản phụ có dấu hiệu đau đẻ và được đưa tới phòng khám để nhập viện (phòng khám có giường để nhập viện).

🌱23:53 – Sinh được một bé trai, sản phụ có chảy khoảng 300-400ml máu. Bác sĩ nhận định sản phụ không sót nhau thai nên cho chỉ định cầm máu bằng gạc, huyết áp sản phụ khoảng 131-134/74, mạch từ 70-75/phút.

🌱 0:30 – Sản phụ đã được tiến hành lấy hết băng gạc cầm máu và khâu xong vết rạch, được cầm máu bằng một lọ antonin và truyền dịch, huyết áp 90/70, mạch 102.

🌱 0:35 – Sản phụ kêu khó chịu, chảy máu nhiều (khoảng 500ml).

🌱 0:37 – Nhận định thấy tử cung co bóp không tốt, sản phụ được tiêm một lọ メテナリン(metenarin)、truyền サヴィオゾール( Saviosol) , thở oxy và dùng băng gạc cầm máu.

🌱0:50 – Chỉ định dùng thêm 3 lọ アトニン (atonin) , huyết áp 90-92, mạch 70

🌱1:20 – Bệnh nhân nói khó chịu

🌱1:27 – Sản phụ thấy đau, bác sĩ chỉ định dùng 1 lọ メテナリン (metenarin).

🌱1:37 – Sản phụ đau chân tay, kêu cứu . chỉ định truyền 400ml máu.

🌱1:50 – Bệnh nhân tinh thần không ổn định, mạch 130, huyết áp 85/35, được chỉ định truyền nhanh 2 phút 1 lọ セルシン (selsyn).

🌱2:56 – Truyền xong 400ml máu, Spo2: 85-95% , lay gọi sản phụ có phản ứng trả lời, môi tím tái, toàn thân có cử động, sản phụ kêu đau lưng. Bác sĩ cho chỉ định rút gạc thì thấy chảy khoảng 500ml máu đọng. Tiếp tục được chỉ định truyền dịch.

🌱3:25 – Tiếp tục truyền 200ml máu, làm thủ tục chuyển viện, vẫn tiếp tục truyền dịch.

🌱3:45 – Truyền thêm bịch máu thứ 4 (200ml). Xe cấp cứu tới, đang chuẩn bị chuyển đi thì sản phụ dừng tim.Chỉ định ép tim và chuyển viện.

🌱5:34 – Xác nhận sản phụ đã tử vong.

Sau khi tiến hành mổ tử thi thì xác định được nguyên nhân tử vong là sốc do chảy máu.
Nhận định : tắc mạch ối (羊水塞栓症)
Tổng số máu và nước ối: 3100ml
Tổng số lượng dịch truyền: 3700ml (bao gồm cả 500ml dịch truyền trước sinh).
Tổng số lượng máu truyền: 800ml

🌼Chi phí bồi thường cho nạn nhân:

Sau khi sản phụ mất, gia đình đã đòi bồi thường với số tiền là 92.140.242¥ ( khoảng hơn 18 tỷ). Toà án đã quyết định mức bồi thường là 72.641.498¥ (khoảng gần 15 tỉ). Trong trường hợp này, toà án đánh giá hai vấn đề:

🌱 Đánh giá của bác sĩ về vấn đề cho chuyển viện (do chậm trễ nên gây ra tử vong cho sản phụ)

🌱 Nhận định của bác sĩ về đánh giá bệnh 羊水塞栓症 có chính xác hay không.

🌱Trong tổng số tiền bồi thường toà án đưa ra bao gồm các khoản sau:

  1. Bồi thường do gây tử vong : 41.541.498¥ (khoảng hơn 8 tỷ)
  2. Bồi thường tinh thần do tử vong cho gia đình 20.000.000¥ (khoảng hơn 4 tỷ)
  3. Bồi thường tinh thần do gia đình : 3.000.000¥ (khoảng hơn hơn 600 triệu)
  4. Phí tổ chức tang lễ : 1.500.000¥ (khoảng hơn 300 triệu )
  5. Chi phí chi trả thuê luật sư : 6.600.000¥ (khoảng 1,3 tỷ)

🌱 Tắc mạch ối – Thuyên tắc ối: một rủi ro đáng sợ của sản phụ. Theo thống kê số ca tử vong của sản phụ trong 16 năm từ 1989 -2004 có 193 ca tử vong tại Nhật. Tắc mạch ối chiếm 24,3%, đứng số 1 trong các nguyên nhân tử vong của sản phụ. Vấn để là xác định chẩn đoán kịp thời, cấp cứu được hay không được đề cập tới. Theo một số tài liệu của VN thì thuyên tắc ối cao hơn nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể chính xác trên toàn quốc.

Các anh chị thấy sao về vụ kiện này, chắc chắn khi xã hội phát triển đó có thể sẽ xảy ra!

🌼Trở lại vụ kiện của bạn mình (để biết thêm về tình tiết các anh chị đọc lại theo link

 Kết quả là toà án phán quyết lỗi là ở phía bệnh viện . Tuy nhiên số tiền bồi thường nhận được sau khi chi trả phí thuê luật sư và các chi phí khác thì không đáng là bao. Bạn mình kiện không phải vì muốn bồi thường mà vì không thể đồng thuận với thái độ của bệnh viện. Sau 4 năm theo kiện anh cũng mất khá nhiều công sức, tiền bạc. Phía bệnh viện thì sao? Chắc hẳn lúc đó chỉ 1 lời xin lỗi thì đã không có vụ kiện xảy ra, và mình cũng thấy hơi ngạc nhiên với thái độ của bệnh viện đó! Tuy nhiên trong diễn đàn thì các anh chị có phản ứng cũng khác. Còn rất ấn tượng với câu “luật sư sẽ nói chuyện cụ thể với anh”.

🌼Một chút mong muốn của bản thân:

🌱Ở Nhật trong những năm gần đây có khoảng 1000 vụ kiện y tế tương tự và có khoảng trên 500 vụ đã được hoà giải (chưa phải dẫn đến kiện tụng). Trong số 1000 vụ kiện tụng này thì có khoảng 15% vụ được phán quyết lỗi là do phía bệnh viện. Thực tế trong vụ kiện của bạn mình thì có lẽ sẽ không đến mức dẫn tới kiện tụng nếu như phía bệnh viện có lời xin lỗi hay là có những hành động thừa nhận sai sót và chân thành tới gia đình. Vụ kiện kéo dài suốt 4 năm dẫn tới nhiều rắc rối cho chính gia đình bệnh nhân, đồng thời cũng gây tổn thất không nhỏ cho bệnh viện.

🌱Thông qua bài viết này, mình muốn gửi một thông điệp rằng nếu có thể thì hạn chế được kịện tụng là điều tốt nhất. Có những trường hợp phía bệnh viện không thể khẳng định 100% rằng bản thân không có bỏ sót hay sai lầm nào trong quá trình điều trị. Công việc của nhân viên y tế là cứu người, tuy nhiên chúng ta cũng phải có biện pháp để cứu lấy chính mình, hành nghề theo đúng pháp luật, theo đúng chỉ tiêu của bộ y tế hơn hết đúng qui định của bệnh viện đã đề ra.

🌱Chúng ta cũng cần trau dồi kiến thức chuyên môn, hiểu luật pháp và tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân, dùng cách nói nhẹ nhàng và đối xử với bệnh nhân như với khách hàng thông qua những việc nhỏ nhất hay những câu nói thường ngày. Đặc biệt, nếu có thể, chúng ta hãy vào bảo hiểm nghề nghiệp. Tại Nhật bảo hiểm nghề nghiệp là một loại bảo hiểm mà hầu hết các nhân viên y tế tham gia rất nhiều. Trong lần tới, mình sẽ xin phép được chia sẻ cụ thể hơn về loại bảo hiểm này. Và mình cũng mong là ở Việt Nam cũng có loại bảo hiểm có thể giúp bảo vệ nhân viên y tế như vậy.

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.

error: Content is protected !!
Secured By miniOrange