Quan hệ đồng nghiệp ở đâu cũng là một mối bận tâm lớn. Đặc biệt, bệnh viện là một môi trường đặc thù liên quan đến khám chữa bệnh, liên quan đến nhiều hoàn cảnhthời điểm khó khăn của người bệnh.

Trong bài viết lần này mình chia sẻ về một chút về quan hệ tại bệnh viện ở Nhật Bản, và một chút kinh nghiệm về việc tạo mối quan hệ tốt với bác sĩ.

🌼Quan hệ làm việc nhóm giữa các điều dưỡng:

🌱Tại Nhật, công tác chăm sóc bệnh nhân là làm việc theo nhóm. Nên việc tạo mối quan hệ tốt thì hiệu quả công việc cũng tốt là hiển nhiên, hẳn không phải đề cập tới. Đặc thù bệnh viện Nhật là không hỏi han đến đời sống cá nhân, tuy nhiên nếu thân thiết hoặc làm lâu thì mọi người cũng ít nhiều biết đến đời tư. Dù vậy, có lẽ không nói nhiều hay thân thiết như ở Việt Nam. Công việc và đời sống cá nhân là rất rạch ròi nên với đồng nghiệp không hợp thì “không bộc bạch” là chuyện thường tình. Nhưng, điều này không hề ảnh hưởng đến chất lượng công việc, có chăng là một chút không khí khi làm việc mà thôi.

🌼Quan hệ giữa bác sỹ và điều dưỡng:

Hồi còn là sinh viên, có chị điều dưỡng sang bệnh viện ở trường mình học tập 1 năm có nói thế này: Điều dưỡng Nhật rất khúm núm với bác sĩ, quan hệ bác sĩ ở trên hẳn so với Việt Nam. Hồi đó chỉ biết vậy, nhưng giờ nhớ lại câu nói đó mình lại thấy không hẳn vậy. Thực ra là “có vẻ” rất khúm núm thì đúng hơn, nhưng đó là một nghệ thuật để “được việc” hay cũng một phần thể hiện văn hóa dè dặt của người Nhật; văn hóa không nói thẳng mà thôi.

🌱Bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân theo tình huống, một ngày có thể phải khám rất nhiều bệnh nhân và công việc rất bận. Chỉ cần biết bệnh nhân đó bệnh gì, đang uống thuốc gì liều lượng ra sao và tiếp tục điều trị như thế nào.

🌱Điều dưỡng thì lại là người ở bên cạnh bệnh nhân; nếu bác sĩ biết bệnh nhân đó uống thuốc gì? Liều lượng ra sao? Điều dưỡng lại có những thông tin ở một khía cạnh khác như: tại sao họ phải uống thuốc đó, uống từ khi nào, bác sĩ nào kê đơn thuốc đó, hay liều lượng thay đổi thế nào, phản ứng phụ thấy ra sao?

🌱Qua đó điều dưỡng có thông tin bổ trợ để cung cấp bác sĩ khi kê đơn giúp bác sĩ chú thích rõ hơn trong đơn:thuốc viên, thuốc bột, có cần gom hết các thuốc vào 1 túi để giúp bệnh nhân uống dễ hơn không…Tóm lại điều dưỡng hiểu bệnh nhân càng nhiều thì càng có nhiều thông tin để cung cấp điều cần thiết bổ trợ bác sĩ.

🌱Điều dưỡng cũng phải học và nắm rõ, cập nhật thông tin về điều trị và về thuốc, đủ kiến thức để tiếp diễn câu chuyện điều trị cho bệnh nhân và biết trong đầu bác sĩ đang nghĩ gì, định nói gì khi khám hay giải thích với người bệnh.

🌼Góp ý kiến khi nhận ra sai sót từ bác sỹ:
(kinh nghiệm từ bản thân)

🌱Góp ý thật khéo khi bác sĩ kê sai đơn. Mình thấy việc này là cả một nghệ thuật, mà mình cũng học được từ anh chị điều dưỡng đi trước trong quá trình làm việc. Ở bệnh viện Nhật có nhiều chương trình huấn luyện cho điều dưỡng như vậy.

Kể lại một lần mình đã góp ý ra sao khi bác sĩ kê sai đơn thuốc.

🌱Đó là lần bệnh nhân chuyển từ viện lớn về để theo dõi và điều trị tiếp tục. Bệnh nhân này chạy thận nhân tạo, có uống warfarin 0.5mg/ngày. Mình đọc bản tóm tắt bệnh án và giấy giới thiệu của bệnh viện trước, làm mọi thủ tục và xét nghiệm theo y lệnh. Như thường lệ bác sĩ viết đơn thuốc và in nhưng nhầm 1 cái là kê Warfarin 2.5mg/ ngày: gấp 5 lần so với liều lượng đang uống.


🌱Mình có nói cho chị điều dưỡng hơn tuổi nhưng chị đắn đo không muốn gọi điện vì anh bác sĩ này nổi tiếng khó tính và hơi khác người. Biết sai mà vẫn chuyển đơn thuốc đến bên bộ phận dược không phải là cách mình muốn làm, dù rằng có thể bên đó cũng có khả năng phát hiện ra, nhưng lỡ họ không phát hiện ra thì bệnh nhân sẽ là người chịu hậu quả…điều đó không thể để sảy ra. Đặc biệt đối với bệnh nhân chạy thận thì lại vô cùng nguy hiểm.


Mình đã gọi điện cho bác sĩ và nói như thế này:
– Bác sĩ vẫn đang khám ạ? Em gọi có tiện không ạ?
– Em định báo cáo chút về bệnh nhân A vừa nhập viện hôm nay, bệnh nhân cũng đã ổn định kết quả xét nghiệm máu cũng đã có, mai sẽ bắt đầu chạy thận ạ.
– Em cũng đang định mang đơn thuốc nhưng thấy có 1 chỗ hơi thắc mắc là liều lượng thuốc Warfarin Bs kê liều lượng nhiều so với viện cũ. Định hỏi anh tình trạng thay đổi hay sao mà tăng đột ngột vậy?
…Một chút im lặng.
– Viện cũ đơn thuốc liều lượng bao nhiêu?
– Theo giấy giới thiệu 0.5mg/ ngày, mà Bs kê 2.5mg/ ngày. INR hôm nay cũng không thay đổi cũng có kết quả vẫn không thay đổi nhiều…1.2.
Anh bác sĩ dừng 1 chút.
– Đơn cũ là 0.5mg/ ngày à? … Vậy là anh nhầm đó, để anh sửa lại.


🌱Qua lần đó anh còn vài lần nhắc cảm ơn, và ít nhiều mối quan hệ cũng gần và thân thiện hơn trước. Từ đấy có việc gì là các chị điều dưỡng khác lại bảo mình nói với anh. Cho đến giờ thi thoảng anh còn rủ tôi đi uống dù chúng tôi không làm việc chung đã 8 năm. Góp ý với bác sĩ là cả một nghệ thuật, mình nghĩ vậy.

🌱Chuyển khoa, chuyển nơi công tác và “Chinh phục” các anh bác sĩ giỏi mà khó tính cũng “hay hay”.

🌱Thời gian sau khi “thăng chức” mình lại thường xuyên đi xin lỗi khi cấp dưới làm sai, giảng hòa các vụ bệnh nhân khó tính, bệnh nhân cãi nhau… chắc sẽ kể ở một dịp khác.

🌼Chia sẻ chút kinh nghiệm của bản thân:

🌱Kinh nghiệm đúc kết của mình về tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đó là bạn nên nhớ các bước sau khi liên hệ qua điện thoại với bác sĩ:

1. Bác sĩ có đang bận không ạ? em nói chuyện có tiện không?
2. Muốn bác si viết y lệnh hay làm gì thì đừng nói điều đó vội mà hãy. Báo cáo qua bề bệnh nhân đó chẳng hạn như;
Bệnh nhân A đã nhập viện, Bệnh nhân A đã kết thúc thủ thuật, hôm nay có sốt, kết quả xét nghiệm máu có rồi chỉ số … không có gì thay đổi so với hôm qua… Cung cấp cho bác sĩ thông tin Bs quan tâm. Sau đó mới nói nhắc bác sĩ viết “Y LỆNH”.
3. Cảm ơn và nhắn nhủ, bác đã được ăn cơm chưa? bác sĩ tranh thủ nghỉ hay thi thoảng xả hơi hay nói một câu gì đó đại khái như; Anh thật tuyệt vời, được làm việc với anh là một điều em thích nhất. Hoặc thân hơn: em nhớ giọng anh.

🌼Cứ thử xem!

🌱Mình tin là bạn sẽ chinh phục được tất cả các bác sĩ khó tính nhất và hãy nhớ: Các Bác sĩ càng giỏi lại càng “khác người” và có “tật” đấy. Một lời nói đúng lúc, đúng chỗ của điều dưỡng có sức mạnh lớn hơn bạn tưởng. Bản luận văn tốt nghiệp ở trường điều dưỡng của mình là nói về chủ đề “an ủi tinh thần bệnh nhân ung thư”. Khi qua nhật mơ ước của mình là trở thành bác sĩ thế mà duyên sao đó lại làm điều dưỡng. Thời gian đầu đi làm mình đã mơ ước học lên hệ Bs và định bụng làm một thời gian sẽ đi học tiếp nhưng rồi có con và phải đứng với sự lựa chọn giữa công việc và Gia đình mình đã chọn ” tiếp tục” làm điều dưỡng.

🌱Mình tự hào và đã rất yêu công việc này. Tự hào với nghề nghiệp của mình. Bạn thì sao?

🌱Điều dưỡng là lực lượng đông đảo trong bệnh viện, môi trường nữ nhiều. Tạo dựng một mối quan hệ tốt trong đó nhắc đến nhiều là quan hệ bác sĩ-điều dưỡng, điều dưỡng với điều dưỡng. Mỗi quan hệ này giúp ích nhiều, giúp chúng ta bớt căng thẳng và nâng cao hiệu quả điều trị.

🌱Tuy không thiếu những điều dưỡng đưa chuyện hay ngồi lê đôi mách. Nhưng mình phải công nhận rằng do tính chất công việc nên điều dưỡng dẫn dắt câu chuyện, nắm bắt tâm lý người khác, kết nối các bộ phận rất giỏi.

🌱Các bạn điều dưỡng hãy tự hào về điều này và phát huy nhiều hơn nữa nhé!

*Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật 🇯🇵🇻🇳Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺👩‍⚕️Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL🩺👩‍⚕️

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.