TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH (CASE STUDY) THỰC TẾ ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA BỆNH VIỆN NHẬT (KỲ 1)

Nhật Bản với nỗ lực cải tiến nâng cao chất lượng và đã triển khai có quy mô theo quy trình từ 30-40 năm trước và đã gặt hái được thành quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh viện vẫn đang trên con đường cải tiến chất lượng dịch vụ giao tiếp ứng xử và dịch vụ cho người bệnh.
Sau đây, chúng tôi sẽ đưa  một trường hợp điễn hình về triển khai trong nâng cao giao tiếp ứng xử tại các bệnh viện Nhật Bản để chúng ta tham khảo học tập.

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH I (CASE STUDY NO.1 )

🌸Thông tin Bệnh Viện

🌱 Bệnh viện: Tương đương tuyến Huyện đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong vùng .

🌱 Trang thiết bị: Có đầy đủ các máy móc và thực thi được hầu hết mọi xét nghiệm.

🌱 Số giường: 185 giường, giường bệnh cấp tính 165 giường và mãn tính 20 giường.

🌱 Công nghệ: Áp dụng bệnh án điện tử và chi trả chọn gói DPC

🌱 Số khoa khám bệnh ngoại trú: 10 khoa khám ngoại trú, trọng tâm là ngoại não, ngoại tiêu hóa, khoa nội, khoa chấn thương chỉnh hình, khoa tạo hình.

🌱 Số người bệnh đến thăm khám :  Trung bình 330 người/ ngày.

🌱Số điều dưỡng khoa khám bệnh: 30ng

🌱 Số ngày nhập viện trung bình: 16,5 ngày, 4 khoa nhập viện nội trú.

🌱 Số nhân viên điều dưỡng và nhân viên chăm sóc: 162 nhân viên.

🌱 Tỷ lệ Người bệnh / Điều dưỡng: Ngày 7:1 – Tối 25:1

🌸Tiêu chí của bệnh viện:

🌱 Bệnh viện nỗ lực, cố gắng hết mình để mang đến sự hài lòng không những cho người sử dụng dịch vụ  mà ngay cả những người đang cống hiến, làm việc tại bệnh viện.

🌱 Vừa tạo ra một dịch vụ chăm sóc người bệnh hoàn hảo, vừa tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và thoải mái cho nhân viên y tế, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượg y tế.

🌸Nội dung thực hiện:

🌱 2013 Bệnh viện quyết định thành lập ban phát triển, thực thi nâng cao văn hóa ứng xử cho toàn bộ thành viên bao gồm các nhân viên y tế được bầu lên từ nhiều lĩnh vực khác nhau hiểu rõ mục đích thành lập ban và cùng hướng tới triển khai kế hoạch.

🌱 Về việc nâng cao năng lực ứng xử , ban có cảm nhận sâu sắc về việc phải thay đổi bắt đầu từ những thứ căn bản nhất từ ngoại hình, cử chỉ hay biểu cảm. Ban phụ trách đã bắt tay vào việc tổ chức các buổi tham gia đào tạo ứng xử,  thực hành luyện tập từ các nhân viên điều dưỡng.

Xác địch lại mục tiêu của ban phụ trách nâng cao ứng xử là:

  • Xây dựng những giải pháp ứng xử cho nhân viên  khiến người bệnh luôn tin tưởng, an tâm khi sử dụng các dịch vụ y tế của bệnh viện.
  • Nhân viên thoải mái, vui vẻ trong bệnh viện,  nhân viên có thể trao đổi và giao tiếp một cách thuận lợi với nhau giữa khoa-phòng tăng hiệu quả công việc”.

Tại Nhật bắt đầu niên hiệu mới là tháng 4 sinh viên đồng loạt vào từ tháng 4, hai kỳ thưởng thông thường là tháng 6 và tháng 12 vì thế kế hoạch cũng sẽ theo các mốc này.

🌸Sau đây là bảng các hoạt động nâng cao giao tiếp ứng xử:

THÁNG 4Tập huấn về văn hóa ứng xử cho các nhân viên là sinh viên mới ra trường.
THÁNG 5Kiểm tra tác phong , kiểm tra về văn hóa ứng xử kì thứ nhất với 3 mức đánh giá: (TỰ ĐÁNH GIÁ, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỒNG NGHIỆP, ĐÁNH GIÁ CỦA CẤP TRÊN)
THÁNG 6Tập huấn về văn hóa ứng xử cho những nhân viên tuyển mới (đã có kinh nghiệm ở bệnh viện khác)
THÁNG 7Cuộc thi văn hóa ứng xử: Cuộc thi bạn là người có nụ cười ứng xử đẹp nhất. Công bố các câu mẫu được đánh giá cao trong ứng xử từ nhân viên và người bệnh.
THÁNG 8Điều tra về mức độ hài lòng của người bệnh người nhà có sử dụng dịch vụ tại bệnh viện.
THÁNG 10Đào tạo ứng xử cho sinh viên điều dưỡng ( chuẩn bị trước khi sinh viên vào kỳ thực tập)
THÁNG 11Mời chuyên gia bên ngoài tới tổ chức workshop “Nâng cao văn hóa ứng xử”.
THÁNG 12Kiểm tra tác phong- kiểm tra về văn hóa ứng xử lần thứ 2 với 3 mức đánh giá: (TỰ ĐÁNH GIÁ, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỒNG NGHIỆP, ĐÁNH GIÁ CỦA CẤP TRÊN) Kiểm tra đột xuất về tác phong thực thi ở các khoa phòng.
THÁNG 2Họp bàn kế hoạch giáo dục liên tục của chỉnh sửa kế hoạch năm tiếp theo. Năm 2017 trọng tâm: nâng cao ứng xử qua điện thoại.
THÁNG 3Điều tra thông qua những người bệnh đang nằm viện.  
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Hoạt động chào hỏi: 9h sáng hàng ngày, tất các các nhân viên ban tiếp đón xếp thành hàng và chào.
Chỉnh đốn, sắp xếp lại những bài viết, tranh ảnh…ở khu trưng bày của khoa – phòng 3 lần/ tháng.
Thị sát khoa phòng: trực tiếp xem, học hỏi cách ứng xử với người bệnh của bộ phận đón tiếp người bệnh 3 lần / tháng.
Phát hành ấn phẩm truyền thông về “ lương y, lòng nhân ái” … 6 lần/năm.

Lưu ý: Nếu cảm thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn có thể lấy làm tư liệu. Nhưng đề nghị các bạn phải ghi nguồn và chia sẻ link trang WEB cũng như link kênh youtube mà mình đính kèm cuối bài.

☎️Hãy liên hệ với chúng tôi:☎️

💚#こころメディ合同会社💚
💚KOKOROMEDICAL LLC💚
(Kết nối y tế Nhật Việt)

🏥 : 〒121-0055 Tokyoto Adachiku Kahei 1-1-9
☎️ : 03-5856-1516
🖨 : 03-5856-1516
💌 : kokoromedi@kokoromedi.com
⌨️ : https://www.kokoromedi.com
💻 : https://m.facebook.com/ytekokoromedical/?ref=bookmarks
⌨️ : https://www.youtube.com/watch?v=x7hb8-pTi6Y&t

💓Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia đa ngành và sự ủng hộ của cộng đồng.💓

🩺Lĩnh vực hoạt động KOKORO MEDICAL

💓1. Tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn cho các cán bộ y tế của 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
💓2. Cung cấp kênh thông tin và các bài học về Y tế Nhật Bản qua kênh youtube
💓3. Kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế.
💓4. Hỗ trợ biên phiên dịch tiếng Nhật-Việt.
💓5. Hỗ trợ người Việt khám và chữa bệnh tại Nhật.